Tải trọng là gì? Liên quan đến tải trọng nắp hố ga, trong bài viết này, GOAT gửi tới bạn tổng hợp các thông tin về tải trọng và trọng tải. Đây là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn và sử dụng lẫn lộn. Dẫn đến các tình huống bối rối. Cùng GOAT tìm hiểu ngay sau đây.
Khi nói đến tải trọng và trọng tải, ta thường xét đến phương tiện tham gia giao thông. Mà cụ thể ở đây là các loại ô tô, xe tải, xe đầu kéo, xe rơ móc…
Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Và ngay chính trong các văn bản, sự nhầm lần của 2 từ ngữ này khiến cho người thực hiện cảm thấy bối rối. Liệu rằng cách giải thích dưới đây của GOAT có thể giúp bạn dễ dàng phân biệt được chúng?
I. Tải trọng là gì?
Tải trọng là lực hay ngẫu lực từ bên ngoài tác động vào một vật để xem xét sức bền cơ học của vật đó.
Như vậy, tải trọng là năng lực chịu tải của một vật. Vật đó có thể là xe cộ, đường xá/cầu cống/hầm đường bộ…Như vậy, tải trọng nói đến khả năng, chứ không phải giới hạn chịu đựng của vật. Cùng GOAT xem 3 ví dụ về tải trọng sau đây.
Ví dụ 1 về tải trọng nắp hố ga 25 tấn
Trong thuật ngữ đánh giá độ bền cũng như chất lượng của nắp hố ga, song chắn rác, chúng ta thường gặp các trường hợp như:
“Nắp hố ga ↵ có khả năng chịu tải trọng 25 tấn”. Thì tải trọng ở đây chỉ khả năng chịu lực tác động của nắp ga đó.
Nhưng thực tế, phương pháp đo và kiểm định tải trọng lại xác định lực, chứ không phải cân nặng. Trong trường hợp trên, nắp hố ga có khả năng chịu lực đến 250 kN (Kilonewton).
Mà quy đổi 1Kn = 0.101972 tấn.
Bởi vậy, mà ta thường quy đổi gần như xấp xỉ con số 250kN = 25 Tấn. Lý do có lẽ bởi, cân nặng (Kg) dường như là hệ quy chiếu dễ tính toán và so sánh hơn lực (newton) trong cuộc sống thường ngày.
Tựu chung lại, nắp hố ga này có thể chịu được vật nặng tương đương 25 tấn tác động lên nó.
Ví dụ 2 về tải trọng xe chở hàng
Ở ví dụ về tải trọng nắp hố ga, phải chăng, dường như bạn đã lờ mờ nhận ra rằng: Tải trọng là khả năng một vật chịu lực hoặc khối lượng nào đó tác động lên?
Vậy, xét đến xe chở hàng. Tải trọng của chúng chính là khối lượng hàng hóa đang có trên xe sẽ tác động lực lên chúng.
Như vậy, trong trường hợp này, tải trọng không phải là khả năng chịu lực tối đa của xe. Điều này sẽ giúp bạn dễ phân biệt với trọng tải xe giới thiệu dưới đây.
Ví dụ 3 về tải trọng đường bộ
Khi gặp biển báo 115 – Hạn chế trọng lượng xe. Trên biển báo ghi 10t tức là cấm xe có khối lượng từ 10t trở lên đi qua. Khối lượng được tính bằng khối lượng xe cộng với khối lượng hàng hóa trên xe.
Lý giải tải trọng tính toán lúc này khác cách tính tải trọng xe trong ví dụ 2 như sau.
Trong ví dụ 2, ta xét đến đối tượng là chiếc xe chịu lực. Nên tải trọng xe được tính bằng khối lượng hàng hoá. Mà không tính khối lượng chính chiếc xe đó.
Còn ở ví dụ 3 này, ta xét đến đối tượng là đường giao thông. Tức là tải trọng chịu đựng được của con đường này. Hay nói cách khác là khối lượng vật di chuyển trên con đường này tác động lên chúng. Bởi vậy mà ở đây ta tính cả khối lượng hàng hóa và khối lượng xe.
Kết luận về xác định tải trọng xe qua 2 ví dụ
Việc xác định cách tính tải trọng tùy thuộc vào đối tượng nhắc đến. Tức là tải trọng của xe hay của con đường.
II. Trọng tải là gì? Phân biệt tải trọng và trọng tải
Trọng tải là khả năng chịu nặng tuyệt đối “tối đa” cho phép ở mặt kỹ thuật. Do nhà sản xuất công bố trong tài liệu thông số kỹ thuật của xe.
Trọng tải trong tiếng anh là “deadweight”. Nó thể hiện rất rõ ràng nghĩa của từ: Vượt quá “weight” là “dead”.
Trọng tải được tính bằng là hiệu số của tổng khối lượng xe khi toàn tải và khối lượng xe không. Nó chính là khối lượng hàng hóa lớn nhất mà xe có thể chở được theo thiết kế. Bởi vậy nên thường được gọi là trọng tải thiết kế.
Ví dụ phân biệt tải trọng và trọng tải:
Một xe chở hàng có tải trọng hàng hóa trên xe là 10 tấn. Trong khi, trọng tải thiết kế của xe tối đa là 8 tấn.
Như vậy, chiếc xe trên đã chở hàng vượt quá tải trọng cho phép. Điều này gây mất an toàn giao thông. Và ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe.
Kết luận về Tải trọng và Trọng tải
Qua các thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã có thêm các căn cứ để phân biệt 2 thông số này. Tải trọng và Trọng tải vốn là hai từ có nghĩa khác nhau. Hãy căn cứ vào ngữ cảnh để lựa chọn thuật ngữ phù hợp nhé!
Mong rằng bài viết “tải trọng là gì” mang lại những thông tin hữu ích tới bạn. Bất cứ khi nào bạn cần tìm các thông tin về Nắp hố ga, Song chắn rác, Tài liệu về vật liệu gang và composite. Hãy quay lại với chúng mình nhé.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Chúng mình là Ban Biên Tập Chuyên trang wiki.SongChanRac.net của Nắp Hố Ga GOAT.
Hẹn gặp lại!